BSCI – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
Trong nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phát triển hiện nay, mọi doanh nghiệp đều muốn trở thành một nhà cung cấp đáng tin cậy và mong muốn tìm được đối tác với mục tiêu tương tự. Tuy nhiên, để biết doanh nghiệp có phải một nhà cung cấp đáng tin hay không thì cần một nguồn đối chiếu. BSCI chính là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ đáng tin cậy của doanh nghiệp về khía cạnh trách nhiệm xã hội.
BSCI LÀ GÌ?
BSCI (Business Social Compliance Initiative) – Hệ thống tuân thủ xã hội trong kinh doanh – là hệ thống giám sát xã hội của Châu Âu dành cho nguồn cung ứng có đạo đức do Hiệp hội Ngoại thương (FTA) có trụ sở tại Brussels khởi xướng. BSCI là một sáng kiến định hướng kinh doanh cho các công ty cam kết cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
BSCI không phải là một hệ thống chứng nhận hay công nhận. Đây là một chương trình cung cấp cho doanh nghiệp một phương pháp đánh giá và báo cáo xã hội. BSCI kết nối các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng bằng một Bộ Quy tắc ứng xử chung. Bằng việc tự nguyện thực hiện bộ quy tắc này, các doanh nghiệp trở thành thành viên của BSCI và được các thành viên khác tin tưởng là một nguồn cung ứng có đạo đức.
Dù không tự tổ chức các cuộc đánh giá nhưng BSCI có thể được đánh giá bởi một mạng lưới các tổ chức đánh giá độc lập, có kinh nghiệm và được công nhận bên ngoài.
MỤC TIÊU CỦA TIÊU CHUẨN BSCI
Mục tiêu của BSCI là xây dựng những điều kiện hợp đồng mà khuyến khích các nhà cung cấp đảm bảo rằng, trong thời kỳ hợp đồng, hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong điều kiện tôn trọng nhân quyền và tiêu chuẩn lao động cốt lõi.
Các nhà sản xuất đáp ứng tất cả các yêu cầu của BSCI được khuyến khích tiến xa hơn để đạt được cam kết cao nhất là Chứng nhận quản lý xã hội SA8000 của SAI. Bất kỳ doanh nghiệp nào đã được chứng nhận phù hợp với SA8000 thì sẽ được công nhận là tuân thủ BSCI.
BSCI cũng mong muốn xây dựng năng lực và mối quan hệ bền chặt cho tất cả các bên liên quan của chuỗi cung ứng. Và mở rộng chuỗi cung ứng có đạo đức xã hội.
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN BSCI
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng thực hiện bộ Quy tắc ứng xử BSCI, bất kể địa điểm, quy mô, loại hình kinh doanh và lĩnh vực hoạt động.
Bất kỳ doanh nghiệp nào có mục tiêu phát triển hệ thống quản lý về trách nhiệm xã hội, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và bảo vệ môi trường thì đều có thể tự nguyện áp dụng BSCI.
Hiện nay có nhiều thị trường nước ngoài có yêu cầu nhà cung cấp tuân thủ nguyên tắc Trách nhiệm xã hội. Những doanh nghiệp muốn phát triển tại thị trường như vậy có thể áp dụng BSCI.
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TIÊU CHUẨN BSCI
Quy tắc ứng xử BSCI có 11 nguyên tắc như sau:
- Tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể
- Cấm phân biệt đối xử
- Trả lương công bằng
- Giờ làm việc hợp lý
- An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
- Cấm lao động trẻ em
- Bảo vệ đặc biệt cho lao động trẻ
- Cấm thuê mướn không hợp đồng
- Cấm lao động cưỡng bức
- Bảo vệ môi trường
- Hành vi kinh doanh có đạo đức
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TIÊU CHUẨN BSCI
Tiêu chuẩn BSCI tập trung vào việc đề ra các nguyên tắc giúp doanh nghiệp dần cải thiện điều kiện lao động theo hướng quan tâm đến người lao động, có đạo đức với xã hội và bảo vệ môi trường.
Các nguyên tắc này ngoài việc đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, ổn định cho người lao động ra còn có yêu cầu về sự minh bạch trong nội bộ doanh nghiệp. Tức là nghiêm cấm các hiện tượng hối lộ, tham nhũng, tham ô, tống tiền,… Ngoài ra bảo vệ môi trường cũng là một yêu cầu quan trọng của Bộ Quy tắc BSCI.
LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN BSCI
Không chỉ được đánh giá cao vì phạm vi áp dụng rộng rãi, tiêu chuẩn còn mang lại nhiều lợi ích đặc biệt cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động. Đối với các doanh nghiệp, công ty,… tiêu chuẩn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu. Đồng thời, BSCI còn có ý nghĩa trong việc tăng khả năng cạnh tranh của các công ty, doanh nghiệp.
Đối với người lao động, tiêu chuẩn góp phần đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. Ngoài ra, BSCI còn hạn chế được những rủi ro cũng như ngăn ngừa cưỡng ép, áp bức trong lao động. Vì giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc, tiêu chuẩn còn giúp tiết kiệm chi phí cho các đối tượng áp dụng. Đồng thời, nhờ đảm bảo điều kiện làm việc tốt doanh nghiệp có khả năng tăng doanh thu cũng như nâng cao năng suất lao động.
THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ TƯ VẤN – ĐÁNH GIÁ BSCI
Thời gian thực hiện dự án tư vấn BSCI phụ thuộc vào quy mô và phạm vi của doanh nghiệp, cụ thể:
- Khoảng dưới 90 ngày đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
- Khoảng trên 90 ngày đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn (doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp có nhiều phòng ban với quy mô, chức năng khác nhau
Thời gian đánh giá và lập báo cáo BSCI
- Khoảng 20 – 30 ngày làm việc
Chi phí tư vấn – đánh giá liên hệ ngay Thiên Hà – 0981 504 057 để được báo giá cụ thể, phù hợp với quy mô doanh nghiệp dựa theo các tiêu chí:
- Lĩnh vực đăng ký
- Địa điểm sản xuất
- Số lượng nhân viên
LỰA CHỌN THIÊN HÀ CHO TƯ VẤN VÀ ĐÁNH GIÁ BSCI
- 15 năm kinh nghiệm
- 50 chuyên gia chính thức và cộng tác trên toàn quốc.
- Hơn 1000 khách hàng trên toàn quốc.
- 100% doanh nghiệp hợp tác đạt được giấy chứng nhận hợp pháp, có giá trị toàn cầu.
- Giúp lãnh đạo quản lý doanh nghiệp hiệu quả, chuyên nghiệp, nâng cao hiệu suất.
- Tiết kiệm chi phí tối đa cho khách hàng. Hỗ trợ công bố sản phẩm, công bố lưu hành.
- Chuyên viên hỗ trợ nhiệt tình, đồng hành sát sao và giải đáp mọi thắc mắc của doanh nghiệp.