GLOBALGAP – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu
Tiêu chuẩn Global GAP (Global Good Agricultural Practice) là tiêu chuẩn quốc tế về thực hành nông nghiệp tốt. Đây là tiêu chuẩn áp dụng trong cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản rất phổ biến tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đây cũng là tiêu chuẩn để giúp các doanh nghiệp, các HTX sản xuất nông nghiệp nhỏ có thể tiếp cận thị trường toàn cầu.
Global GAP là một tiêu chuẩn tự nguyện với mục tiêu là xây dựng nền nông nghiệp an toàn, bền vững trên toàn cầu.
TIÊU CHUẨN GLOBALGAP LÀ GÌ?
GlobalGAP (viết tắt của từ Global Good Agricultural Practice) – Tiêu chuẩn toàn cầu GlobalGAP là tập hợp các biện pháp kỹ thuật về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch cũng như xử lý sau thu hoạch cho các nông sản (bao gồm cả chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản) trên phạm vi toàn cầu.
Tiêu chuẩn GlobalGAP đánh giá toàn bộ các quá trình sản xuất ra sản phẩm, từ khâu nguyên liệu đầu vào như thức ăn, giống đến các hoạt động của khâu nuôi trồng cho đến khi sản phẩm rời khỏi trang trại.
Hiện nay có hơn 135 quốc gia đã và đang áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP trên toàn thế giới.
PHÂN NGÀNH TRONG CHỨNG NHẬN GLOBALGAP
MỤC TIÊU CHÍNH CỦA GLOBALGAP
– Mức độ an toàn, nguồn gốc xuất xứ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm
– Đa dạng sinh học và thân thiện với môi trường
– Điều kiện làm việc, an toàn lao động và sức khỏe của người trực tiếp sản xuất
– Bảo vệ môi trường
ĐIỀU KIỆN ĐẠT CHỨNG NHẬN GLOBALGAP
Hiện tại, GlobalGAP có đến 252 tiêu chuẩn, trong đó có 36 tiêu chuẩn bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127 tiêu chí có thể tuân thủ ở mức 95% và có 89 kiến nghị khuyến cáo nên làm theo.
Thực phẩm đạt chuẩn GlobalGAP là nhóm thực phẩm bảo đảm được những tiêu chuẩn vệ sinh ATTP khi bán hoặc lưu thông trên thị trường, luôn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để mỗi khi cần đều có thể truy nguyên được nguồn gốc. Vì có thể truy xuất nguồn gốc nên toàn bộ đơn vị sản xuất, lưu thông, phân phối đều có phần trách nhiệm với khách hàng.
Để có thể đạt chứng nhận GlobalGAP thì các đơn vị sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ phải xây dựng một hệ thống kiểm tra cũng như giám sát an toàn thực phẩm sát sao từ khâu chuẩn bị nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Ví dụ như phải xử lý sạch nguồn đất, đảm bảo mức an toàn nguồn nước, chọn giống trồng thích hợp, vật nuôi đảm bảo sạch bệnh,… Chọn lựa vật tư sản xuất, phân bón, thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo chất lượng. Thuốc BVTV, thuốc thú y cần chắc chắn có trong danh mục được phép sử dụng. Ưu tiên những thuốc có xuất xứ hữu cơ an toàn cho người dùng.
Bên cạnh đó, tất cả quá trình sản xuất đều phải được cập nhật thông tin đầy đủ lên nhật ký điện tử. Khởi đầu từ khâu xuống giống cho đến lúc thu hái và bảo quản. Điều này giúp phòng ngừa những sự cố ngộ độc thực phẩm hoặc dư lượng hóa chất vượt mức cho phép.
CHỨNG NHẬN GLOBALGAP CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?
GlobalGAP đóng một vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp thực phẩm.
Mức sống của người dân ngày càng tăng cao, đi kèm với đó là những đòi hỏi ngày càng khắt khe đối với sự an toàn của các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống hằng ngày. Người tiêu dùng rất quan tâm đến thông tin các trang tại liệu có ứng dụng các hệ thống, quy trình để đảm bảo chất lượng thực phẩm hay không. Do đó chứng nhận GlobalGAP của sản phẩm sẽ khiến họ an tâm lực chọn thực phẩm hơn.
Người tiêu dùng có thể kiểm tra được sản phẩm có đạt tiêu chuẩn GlobalGAP trên thị trường. Nếu những sản phẩm đã được chứng nhận thì sẽ có dãy 13 chữ số (GGN) trên bao bì.
Global GAP mang lại lợi ích cho nhà sản xuất:
- Tiêu chuẩn GlobalGAP là tiêu chuẩn thực phẩm sạch quốc tế, giúp nhà sản xuất tăng giá trị sản phẩm.
- Gia tăng cơ hội kinh doanh, là chìa khóa đưa các doanh nghiệp xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
- Thiết lập lòng tin giúp thu hút sự chú ý của khách hàng, nổi bật trong cạnh tranh, thiết lập lòng tin người tiêu dùng.
- Hạn chế rủi ro liên quan đến các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, cải tiến quy trình sản xuất và quản lý.
Global GAP mang lại lợi ích cho người tiêu dùng:
- Người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng cũng như độ an toàn của nó so với các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Đảm bảo sức khỏe cho khách hàng với các loại thực phẩm đạt tiêu chuẩn toàn cầu.
- Theo yêu cầu bắt buộc GlobalGAP giúp khách hàng có thể truy xuất được nguồn gốc sản xuất của sản phẩm.
CÁC YÊU CẦU TRONG TIÊU CHUẨN GLOBALGAP
- Đảm bảo nguồn đất phải được cải tạo, làm sạch trước khi thực hiện canh tác. Hệ thống nước tưới cần đảm bảo phải sạch sẽ không bị ô nhiễm.
- Độ an toàn, nguồn gốc xuất xứ phải rõ ràng, đặc biệt là giống cây trồng phải được chọn lựa kỹ càng đảm bảo sạch bệnh và có chất lượng tốt nhất. Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra nguồn gốc giống cây trồng ngay từ ban đầu sẽ giúp cho năng suất sau này tăng cao hơn và không mắc bệnh hại sau này.
- Một trong các yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP là hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi canh tác các và các loại phân bón, để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nông nghiệp đối với môi trường xung quanh và duy trì tuổi thọ đất nông nghiệp.
- Trong canh tác chỉ được phép sử dụng những loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục được cho phép sử dụng. Hiện nay, vẫn rất khuyến cáo các nông trại sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ để đảm bảo an toàn cho người lao động, người sử dụng sản phẩm và không gây hại đến môi trường.
- Để áp dụng tốt GlobalGAP thì cần quan tâm vào việc đầu tư nguồn giống tốt. Song song với đó trong cả quá trình nuôi trồng thì nông trại cần phải ghi chép về toàn bộ quá trình của chuỗi thực hành sản xuất. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại từng công đoạn sản xuất, chế biến và hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển sản phẩm Global GAP.
- Đảm bảo những tiêu chuẩn về “Hệ thống quản lí chất lượng” (QMS), “Quản lí dịch hại tổng hợp” (IPC), “Quản lí cây trồng tổng hợp” (ICM), và “Hệ thông phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn” (HACCP).
THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ TƯ VẤN – CHỨNG NHẬN GLOBALGAP
Thời gian thực hiện dự án tư vấn Chứng nhận GLOBALGAP phụ thuộc vào quy mô và phạm vi của doanh nghiệp, cụ thể:
- Khoảng dưới 90 ngày đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
- Khoảng trên 90 ngày đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn (doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp có nhiều phòng ban với quy mô, chức năng khác nhau)
Thời gian cấp Giấy chứng nhận GLOBALGAP
- Khoảng 20 – 30 ngày làm việc
Chi phí tư vấn – chứng nhận GlobalGAP liên hệ ngay Thiên Hà – 0981 504 057 để được báo giá cụ thể, phù hợp với quy mô doanh nghiệp dựa theo các tiêu chí:
- Sản phẩm nuôi trồng
- Địa điểm sản xuất
- Diện tích, quy mô nuôi trồng
LỰA CHỌN THIÊN HÀ CHO TƯ VẤN CHỨNG NHẬN GLOBALGAP
- 15 năm kinh nghiệm
- 50 chuyên gia chính thức và cộng tác trên toàn quốc.
- Hơn 1000 khách hàng trên toàn quốc.
- 100% doanh nghiệp hợp tác đạt được giấy chứng nhận hợp pháp, có giá trị toàn cầu.
- Giúp lãnh đạo quản lý doanh nghiệp hiệu quả, chuyên nghiệp, nâng cao hiệu suất.
- Tiết kiệm chi phí tối đa cho khách hàng. Hỗ trợ công bố sản phẩm, công bố lưu hành.
- Chuyên viên hỗ trợ nhiệt tình, đồng hành sát sao và giải đáp mọi thắc mắc của doanh nghiệp.