Tiêu chuẩn TCVN 11041-3:2017 về chăn nuôi hữu cơ
Ngành chăn nuôi đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng chăn nuôi hữu cơ an toàn, vừa đảm bảo việc tăng năng suất, sản lượng, vừa giải quyết bài toán hạn chế những yếu tố bất lợi với sức khỏe con người, có hại đến môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trong chăn nuôi.
Vậy Chăn nuôi hữu cơ là gì? Tại sao chăn nuôi hữu cơ đạt hiệu quả cao hơn chăn nuôi truyền thống? Có yêu cầu gì trong chăn nuôi hữu cơ? Bài viết dưới đây sẽ làm cung cấp cho các bạn “tất tần tật” những thông tin hữu dụng liên quan đến chăn nuôi hữu cơ. Cùng theo dõi với Thiên Hà nhé!
CHĂN NUÔI HỮU CƠ LÀ GÌ?
Chăn nuôi hữu cơ là một phần trong nông nghiệp hữu cơ, đây là hình thức chăn nuôi chủ yếu sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên, thức ăn hữu cơ không ít hơn 90% (tính theo khối lượng chất khô) đối với các loài nhai lại và không ít hơn 80% (tính theo khối lượng chất khô) đối với các loài không nhai lại.
Quá trình chăn nuôi hữu cơ không sử dụng thức ăn có thành phần biến đổi gen, thức ăn tăng trọng, kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi. Đồng thời, chăn nuôi theo hướng hữa cơ nhằm giảm nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.
Như vậy, chăn nuôi không đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ, không đảm bảo phúc lợi động vật, không đủ diện tích nuôi và không sử dụng nguồn thức ăn hữu cơ sẽ tách biệt với khu chăn nuôi hữu cơ. Phải trải qua quá trình chuyển đổi hữu cơ đồng thời vật nuôi và đồng cỏ hoặc đất đai.
Chứng nhận chăn nuôi hữu cơ là việc xác nhận hoạt động chăn nuôi phù hợp với Tiêu chuẩn Nông nghiệp hữu cơ TCVN 11041-3:2017.
TẠI SAO CHĂN NUÔI HỮU CƠ LẠI QUAN TRỌNG TRONG NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ?
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một trong những hướng đi hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững, giảm nguy hại đến môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
Có thể khẳng định, chăn nuôi hữu cơ là xu thế phát triển tất yếu, hướng tới nền chăn nuôi an toàn và bềnh vững. Vì thị trường tiêu dùng hiện nay đang cực kỳ quan tâm đến thực phẩm sạch, an toàn, chất lượng sản phẩm cao và thân thiện với môi trường.
Người tiêu dùng ưu tiên chọn thực phẩm hữu cơ nói chung và thịt hữu cơ nói riêng vì thực phẩm hữu cơ không có chứa chất tăng trưởng trong chăn nuôi, không có chất thải từ thuốc trừ sâu và chất kích thích tăng trưởng trong trồng trọt. Thực phẩm hữu cơ có vị ngon hơn, nhiều dinh dưỡng hơn và bảo quản được lâu hơn.
CÁC YÊU CẦU TRONG CHĂN NUÔI HỮU CƠ
Bạn đang hướng đến mô hình chăn nuôi hữu cơ, bạn nhất định phải nắm thật kỹ các yêu cầu đối với chăn nuôi hữu cơ.
Vì khi bạn đã nắm được các thông tin chính về mô hình chăn nuôi này rồi thì việc chuyển đổi sang chăn nuôi hữu cơ cũng sẽ dễ dàng thực hiện hơn.
1. Khu vực chăn nuôi
- Khu vực chăn nuôi hữu cơ phải được khoanh vùng, phải có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ, cách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm hoặc khu tập kết, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.
- Cơ sở chăn nuôi phải có diện tích chuồng trại, phải có nơi để chứa, ủ phân, chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
2. Giống vật nuôi
Việc chọn giống vật nuôi, con giống và phương pháp nhân giống phải theo những yêu cầu sau:
- Giống vật nuôi phải thích nghi với điều kiện địa phương và với hệ thống chăn nuôi hữu cơ, ưu tiên sử dụng các nguồn giống bản địa.
- Con giống phải khỏe mạnh và có khả năng kháng bệnh.
- Không có các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc các vấn đề về sức khỏe liên quan đến một số giống vật nuôi như: hội chứng căng thẳng ở lợn, tự sẩy thai,…
- Nên sử dụng các phương pháp sinh sản tự nhiên hơn là phương pháp thụ tinh nhân tạo.
- Không được dùng kỹ thuật ghép phôi và biện pháp xử lý sinh sản bằng hoóc môn.
- Không được dùng kỹ thuật gen trong việc nhân giống..
3. Thức ăn chăn nuôi
- Trong quá trình chăn nuôi nên được cung cấp mức tối ưu 100% thức ăn hữu cơ, kể cả thức ăn trong thời kỳ chuyển đổi.
- Phải sử dụng tỷ lệ thức ăn hữu cơ không ít hơn 90% (tính theo khối lượng chất khô) đối với các loài nhai lại và không ít hơn 80% (tính theo khối lượng chất khô) đối với các loài không nhai lại.
- Cơ sở chăn nuôi phải tự cung cấp tối thiểu 50% lượng thức ăn chăn nuôi (tính theo chất khô), bao gồm cả thức ăn từ các đồng cỏ tự nhiên lân cận hoặc thức ăn được liên kết sản xuất với cơ sở sản xuất hữu cơ khác trong khu vực.
4. Quản lý sức khỏe vật nuôi
Việc phòng bệnh trong chăn nuôi hữu cơ cần dựa trên những nguyên tắc sau đây:
- Chọn các giống vật nuôi thích hợp
- Áp dụng các biện pháp thực hành chăn nuôi phù hợp với yêu cầu của mỗi loài, tăng cường sức đề kháng và việc phòng bệnh
Chăm sóc thú y bằng châm cứu ngải cứu cho đàn bò
- Dùng thức ăn hữu cơ có chất lượng tốt, kết hợp với việc cho vật nuôi thường xuyên vận động và để chúng được tiếp xúc với đồng cỏ và/hoặc khu vận động ngoài trời nhằm tăng miễn dịch tự nhiên của vật nuôi
- Bảo đảm mật độ nuôi thả vật nuôi thích hợp nhằm tránh số lượng quá đông và tránh gây ra các vấn đề về sức khỏe.
- Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như vệ sinh động vật, sử dụng vacxin, sử dụng các dịch chiết sinh học, kiểm dịch động vật nhiễm bệnh, kiểm dịch vật nuôi mới.
5. Quản lý cơ sở chăn nuôi
Trong chăn nuôi hữu cơ, không cho phép các hoạt động gây tác động vật lý đến cơ thể vật nuôi như buộc dây chun vào đuôi, cắt đuôi, cưa răng, cắt ngắn mỏ và cưa sừng, trừ khi:
- Cần cắt đuôi, cưa răng, cắt ngắn mỏ, cưa sừng vật nuôi vì lý do an toàn và quyền vật nuôi
- Cần thiến vật nuôi (ví dụ: lợn đực, bò đực, gà trống…) nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm chăn nuôi
- Có thể đánh số vật nuôi, ví dụ đánh số tai, nhưng không được dùng nhiệt
- Cần cắt đuôi vật nuôi để đảm bảo sức khỏe.
6. Quản lý phân và chất thải
Hoạt động quản lý chất thải tại các khu vực nuôi giữ, chăn thả vật nuôi và tại bãi cỏ dùng cho vật nuôi, cần thực hiện như sau:
- Giảm thiểu sự xuống cấp của đất và nước
- Không làm ô nhiễm nguồn nước bởi nitrat và vi khuẩn gây bệnh
- Có biện pháp phù hợp để phục hồi các chất dinh dưỡng trong đất
- Không đốt chất thải hoặc xử lý bằng phương pháp không hữu cơ, ngoại trừ việc đốt xác vật nuôi để kiểm soát bệnh dịch
CÁC NGUYÊN TẮC TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SANG SẢN XUẤT HỮU CƠ
1. Chuyển đổi đồng cỏ hoặc vùng đất dự kiến dùng để trồng cây làm thức ăn chăn nuôi
Việc chuyển đổi đồng cỏ hoặc vùng đất dự kiến dùng để trồng cây làm thức ăn chăn nuôi hữu cơ sẽ được thực hiện theo quy định của TCVN 11041-2:2017.
2. Chuyển đổi vật nuôi
Khi vùng đất đã đạt yêu cầu để sản xuất hữu cơ thì các vật nuôi không hữu cơ cần được nuôi dưỡng theo phương pháp hữu cơ trong một thời kỳ như sau:
a) Đối với trâu, bò và ngựa:
- Trâu, bò và ngựa lấy thịt: phải ít nhất 3/4 quãng thời gian sống (chu kỳ sản xuất) của chúng được nuôi theo phương pháp hữu cơ và không ít hơn 12 tháng;
- Bê, nghé để lấy thịt: ít nhất 6 tháng; bê, nghé được chăn nuôi hữu cơ ngay khi được cai sữa và khi đó chúng phải nhỏ hơn 6 tháng tuổi;
- Bò sữa: ít nhất 3 tháng; sau thời gian này sản phẩm sữa được phân loại là “sữa hữu cơ trong thời gian chuyển đổi” và 6 tháng sau sản phẩm sữa có thể được chứng nhận là “sữa hữu cơ)
b) Đối với cừu và dê:
- Cừu và dê hướng thịt: ít nhất 4 tháng;
- Cừu và dê hướng sữa: ít nhất 3 tháng, sau thời gian này sản phẩm sữa được phân loại là “sữa hữu cơ trong thời gian chuyển đổi” và 6 tháng tháng sau sản phẩm sữa có thể được chứng nhận là “sữa hữu cơ”.
c) Đối với lợn:
- Lợn hướng thịt: phải ít nhất ba phần tư quãng thời gian sống của chúng và không ít hơn 4 tháng.
d) Đối với gia cầm:
- Gia cầm hướng thịt: toàn bộ quãng thời gian sống;
- Gia cầm hướng trứng: ít nhất 6 tuần.
Các loại gia súc phải được nuôi hữu cơ ngay sau khi cai sữa, các loại gia cầm phải nuôi hữu cơ trong vòng 3 ngày sau khi nở ấp.
3. Chuyển đổi đồng thời vật nuôi và đồng cỏ và/hoặc đất đai
- Nếu vật nuôi và đồng cỏ cùng chuyển sang sản xuất hữu cơ nhưng đồng cỏ kết thúc thời kì chuyển đổi trước thì vật nuôi vẫn phải tiếp tục thời kì chuyển đổi.
- Nếu chuyển đổi đồng thời vật nuôi và đất đai chỉ dùng cho chăn nuôi trong cùng một cơ sở thì thời kỳ chuyển đổi đối với cả vật nuôi, đồng cỏ và/hoặc đất dùng để chăn thả vật nuôi có thể giảm xuống còn 12 tháng chỉ trong trường hợp các vật nuôi và con cái của chúng được cho ăn chủ yếu là các sản phẩm từ chính cơ sở đó.
THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ TƯ VẤN – CHỨNG NHẬN CHĂN NUÔI HỮU CƠ
Thời gian thực hiện dự án Tư vấn Chứng nhận Chăn nuôi hữu cơ phụ thuộc vào quy mô và phạm vi của doanh nghiệp, cụ thể:
- Khoảng dưới 90 ngày đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
- Khoảng trên 90 ngày đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn (doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp có nhiều phòng ban với quy mô, chức năng khác nhau)
Thời gian cấp Giấy chứng nhận Chăn nuôi hữu cơ
- Khoảng 115 – 20 ngày làm việc
Chi phí tư vấn – chứng nhận Chăn nuôi hữu cơ liên hệ ngay Thiên Hà – 0981 504 057 để được báo giá cụ thể, phù hợp với quy mô doanh nghiệp dựa theo các tiêu chí:
- Đối tượng chăn nuôi
- Địa điểm sản xuất
- Quy mô, số lượng chăn nuôi
LỰA CHỌN THIÊN HÀ CHO CHỨNG NHẬN CHĂN NUÔI HỮU CƠ
- 15 năm kinh nghiệm
- 50 chuyên gia chính thức và cộng tác trên toàn quốc.
- Hơn 1000 khách hàng trên toàn quốc.
- 100% doanh nghiệp hợp tác đạt được giấy chứng nhận hợp pháp, có giá trị toàn cầu.
- Giúp lãnh đạo quản lý doanh nghiệp hiệu quả, chuyên nghiệp, nâng cao hiệu suất.
- Tiết kiệm chi phí tối đa cho khách hàng. Hỗ trợ công bố sản phẩm, công bố lưu hành.
- Chuyên viên hỗ trợ nhiệt tình, đồng hành sát sao và giải đáp mọi thắc mắc của doanh nghiệp.