Trong bối cảnh nhu cầu và áp lực từ phía người tiêu dùng ngày càng tăng lên, các đơn vị bán kẻ yêu cầu các nhà cung cấp phải chứng minh được khả năng tuân thủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong số đó Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Hệ thống quản ý an toàn thực phẩm theo Tiêu chuẩn ISO 22000 mang đến cho doanh nghiệp bức tranh toàn cảnh về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra những yêu cầu để doanh nghiệp tuân thủ và đảm bảo cho sản phẩm thực phẩm được sản xuất và bảo quản một các an toàn nhất. Do đó, để bước đầu xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần nắm được Tiêu chuẩn này là gì và các Yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn đưa ra, từ đó xây dựng hệ thống mới cũng như chuyển đổi hệ thống quản lý cũ đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn.
TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018 LÀ GÌ?
ISO 22000 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng tập trung vào an toàn thực phẩm. Tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).
Tiêu chuẩn này có liên hệ với Tiêu chuẩn ISO 9001. So với ISO 9001, tiêu chuẩn ISO 22000 là một hướng dẫn thủ tục có tính định hướng nhiều hơn. Ngoài ra, ISO 22000 là một hệ thống quản lý rủi ro của một ngành công nghiệp cụ thể cho bất kỳ loại thực phẩm nào, điều này có liên quan chặt chẽ với hệ thống quản lý chất lượng của ISO 9001.
Được thành lập vào năm 1960 từ các nguyên tắc phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) trong hệ thống chuỗi thực phẩm và sau này là chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC), ISO 22000 được thành lập để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý về an toàn thực phẩm. Chính vì thế vào năm 2005, phiên bản đầu tiên của bộ tiêu chuẩn đã được giới thiệu và phiên bản gần đây nhất chính là ISO 22000:2018. Tiêu chuẩn này được xây dựng theo cấu trúc High – Levels Structure (HLS) giúp doanh nghiệp dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý khác như ISO 9001, ISO 14001, … đã và đang được áp dụng rộng rãi và đảm bảo sự đồng bộ mang tính quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
ĐỐI TƯỢNG NÀO NÊN ÁP DỤNG ISO 22000:2018?
ISO 22000 có thể được áp dụng ở bất kỳ tổ chức nào được liên quan một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong chuỗi thực phẩm bao gồm:
- Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc;
- Thực phẩm chức năng;
- Doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản;
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, Cafe, chè, …
- Doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo;
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kho vận;
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng;
- Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ;
- Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm;
- Trang trại trồng trọt và chăn nuôi.
Tóm lại, một phần hoặc toàn bộ các yêu cầu của ISO 22000 sẽ áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào tiếp xúc với ngành thực phẩm hoặc chuỗi thực phẩm.
BỐN YẾU TỐ CHÍNH CỦA TIÊU CHUẨN ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra bốn yến tố chính đối với một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Các yếu tố này đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm từ khâu đầu tiên đến khi tiêu thụ sản phẩm. Bốn yếu tố chính của tiêu chuẩn này là:
THỨ TỰ |
YẾU TỐ |
NỘI DUNG |
1 | Trao đổi thông tin | Các thông tin rất cần thiết nhằm đảm bảo các mối nguy được xác định và kiểm soát một cách đầy đủ ở mỗi giai đoạn trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Trao đổi thông tin với khách hang và các nhà cung ứng về các mối nguy đã được xác định và các biện pháp kiểm soát hướng đến đáp ứng công khai các yêu cầu của khách hàng. |
2 | Quản lý hệ thống | Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả nhất được thiết lập, vận hành và cập nhật trên cơ sở cấu trúc của hệ thống quản lý và hợp nhất với các hoạt động quản lý chung của tổ chức. Điều này đem lại lợi ích tối đa cho tổ chức và các bên hữu quan. Tiêu chuẩn này được liên kết với tiêu chuẩn ISO 9001 nhằm tăng độ tương thích của hai tiêu chuẩn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này vẫn có thể áp dụng một cách độc lập với các hệ thống quản lý khác khi điều hành quản lý tại một cơ sở sản xuất thực phẩm. |
3 | Các chương trình tiên quyết (PRPs: Prerequisite programmes) | Các chương trình tiên quyết – PRPs là các điều kiện cơ bản và hoạt động cần thiết để duy trì một môi trường vệ sinh xuyên suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Các điều kiện và hoạt động này cần phù hợp với yêu cầu sản xuất, sử dụng và cung cấp sự an toàn đối với sản phẩm cuối cùng cũng như người tiêu dùng. PRPs là một trong những chuẩn mực “cần và đủ” để các cơ sở đủ điều kiện tham gia sản xuất thực phẩm |
4 | 7 nguyên tắc của HACCP |
Tham khảo thêm 7 nguyên tắc của HACCP tại đây!
LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018
QUY TRÌNH TƯ VẤN – CHỨNG NHẬN ISO 22000
BƯỚC 1: TƯ VẤN VÀ ĐỊNH HƯỚNG BAN ĐẦU
- Khảo sát hệ thống: Mô hình hóa hệ thống quản lý của công ty, xây dựng kế hoạch làm việc, thống nhất thời gian, tiến độ và phân công nhiệm vụ
- Đào tạo nhận thức, thấu hiếu các yêu cầu trong bộ Tiêu chuẩn ISO 22000
BƯỚC 2: XÂY DỰNG, HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG HỆ THỐNG TÀI LIỆU
- Lập cấu trúc của bộ tài liệu hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000 và xác định các tài liệu cần xây dựng (văn bản hóa)
- Xây dựng hệ thống tài liệu tiêu chuẩn ISO 22000
- Đào tạo và hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 22000 cho cán bộ công nhân viên và các phòng ban liên quan
- Phân tích mối nguy mất an toàn thực phẩm đối với sản phẩm do doanh nghiệp mình sản xuất. Xác định các biện pháp phòng ngừa, công đoạn cần phòng ngừa và các chỉ tiêu/thông số cần kiểm soát để phòng ngừa mối nguy phát sinh tại công đoạn đó.
- Xây dựng các Quy trình và hướng dẫn thực hiện công việc để kiểm soát mối nguy gây mất an toàn thực phẩm. Quy trình và hướng dẫn cần tập trung vào các thông số/chỉ tiêu chính cần phải kiểm soát trong từng công đoạn để phòng ngừa mối nguy phát sinh tại công đoạn đó.
BƯỚC 3: ĐÁNH GIÁ, XEM XÉT HỆ THÔNG
- Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ
- Thực hành Đánh giá nội bộ
- Áp dụng các hành động khắc phục một cách toàn diện
- Thực hành Đánh giá xem xét Hệ thống
- Khắc phục và cải tiến sau đánh giá xem xét Hệ thống
BƯỚC 4: ĐÁNH GIÁ – CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
- Đăng ký chứng nhận
- Đánh giá của cơ quan chứng nhận
- Khắc phục và cải tiến sau đánh giá chứng nhận (nếu có)
THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ TƯ VẤN CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018
Thời gian thực hiện dự án tư vấn ISO 22000 phụ thuộc vào quy mô và phạm vi của doanh nghiệp, cụ thể:
- Khoảng 30 – 90 ngày đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
- Khoảng trên 90 ngày đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn (doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp có nhiều phòng ban với quy mô, chức năng khác nhau)
Thời gian cấp Giấy chứng nhận ISO 22000
- Khoảng 7 – 10 ngày làm việc đối với tổ chức trong nước
- Khoảng 20 – 30 ngày làm việc đối với các tổ chức nước ngoài có dấu công nhận quốc tế
Chi phí tư vấn – chứng nhận liên hệ ngay Thiên Hà 0981 504 057 để được báo giá cụ thể, phù hợp với quy mô doanh nghiệp dựa theo các tiêu chí:
- Lĩnh vực đăng ký
- Địa điểm sản xuất
- Số lượng nhân viên
ƯU ĐIỂM CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI THIÊN HÀ
- Dịch vụ Tư vấn – Chứng nhận: Luôn luôn đặt uy tÍn và trách nhiệm lên hàng đầu. Hỗ trợ kỹ càng, nhanh chóng và phù hợp với từng nhu cầu của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất.
- Năng lực của Thiên Hà: Tập trung đội ngũ chuyên gia tư vấn, chuyên gia kỹ thuật được đào tạo chuyên sâu, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực năng suất, chất lượng (ISO 9001, ISO 22000, ISO 14001, ISO 45001, BRC, BSCI, Sedec – SMETA, …).
- Mạng lưới liên kết: Thiên Hà là đối tác hàng đầu, xây dựng được mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp, các tổ chức chứng nhận trong và ngoài nước.