Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, vấn đề bảo mật dữ liệu là điều vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp, tổ chức trong các lĩnh vực ngân hàng, thương mại điện tử, công nghệ thông tin…Chính vì vậy, tiêu chuẩn ISO 27001 là điều mà rất nhiều đơn vị đang quan tâm hiện nay. ISO 27001 là gì và có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của THIÊN HÀ nhé.
TIÊU CHUẨN ISO/IEC 27001:2013 LÀ GÌ?
Tiêu chuẩn ISO 27001 là hệ thống quản lý an ninh thông tin được phát hành bởi tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Phiên bản mới nhất hiện nay là ISO 27001:2013. ISO/IEC 27001:2013 được phát triển nhằm giúp doanh nghiệp có thể xây dựng, thiết lập, vận hành, áp dụng cũng như giám sát, xem xét, duy trì và cải tiến hệ thống thông tin để đảm bảo độ tuyệt mật của thông tin nội bộ trong doanh nghiệp. Đồng thời tiêu chuẩn ISO 27001 cũng giúp các trường hợp bị đánh cắp dữ liệu một cách bất hợp pháp.
Không phân biệt lĩnh vực, loại hình hay quy mô lớn hay nhỏ, ISO 27001 được áp dụng cho mọi doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức. Đặc biệt, đối với các mô hình kinh doanh thuộc lĩnh vực như công nghệ thông tin, công ty viễn thông, các tổ chức tài chính, ngân hàng…ISO 27001:2013 được khuyến khích áp dụng để nâng cao tính bảo mật thông tin dữ liệu loại bản cứng và cả loại bản mềm.
CẤU TRÚC TIÊU CHUẨN ISO/IEC 27001:2013
– Gồm 07 điều khoản chính (từ phần 4 đến phần 10 của Tiêu chuẩn): đưa ra yêu cầu bắt buộc về các công việc cần thực hiện trong việc thiết lập, vận hành, duy trì, giám sát và nâng cấp Hệ thống quản lý An toàn thông tin (ISMS) của các tổ chức. Bất kỳ vi phạm nào của tổ chức so với các quy định nằm trong 07 điều khoản này đều được coi là không tuân thủ theo tiêu chuẩn:
Điều khoản 4 – Phạm vi tổ chức: Đưa ra các yêu cầu cụ thể để tổ chức căn cứ trên quy mô, lĩnh vực hoạt động và các yêu cầu, kỳ vọng của các bên liên quan thiết lập phạm vi Hệ thống quản lý ATTT phù hợp.
Điều khoản 5 – Lãnh đạo: Quy định các vấn đề về trách nhiệm của Ban lãnh đạo mỗi tổ chức trong Hệ thống ISMS, bao gồm các yêu cầu về sự cam kết, quyết tâm của Ban lãnh đạo trong việc xây dựng và duy trì hệ thống; các yêu cầu về việc cung cấp nguồn lực, tài chính để vận hành hệ thống.
Điều khoản 6 – Lập kế hoạch: Tổ chức cần định nghĩa và áp dụng các quy trình đánh giá rủi ro, từ đó đưa ra các quy trình xử lý. Điều khoản này cũng đưa ra các yêu cầu về việc thiết lập mục tiêu ATTT và kế hoạch để đạt được mục tiêu đó.
Điều khoản 7 – Hỗ trợ: yêu cầu đối với việc tổ chức đào tạo, truyền thông, nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, nhân viên của tổ chức về lĩnh vực ATTT và ISMS, số hóa thông tin.
Điều khoản 8 – Vận hành hệ thống: Tổ chức cần có kế hoạch vận hành và quản lý để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời cần định kỳ thực hiện đánh giá rủi ro ATTT và có kế hoạch xử lý.
Điều khoản 9 – Đánh giá hiệu năng hệ thống: Quy định trách nhiệm của Ban lãnh đạo trong việc định kỳ xem xét, đánh giá Hệ thống ISMS của tổ chức. Phần này đưa ra yêu cầu đối với mỗi kỳ xem xét hệ thống, đảm bảo đánh giá được toàn bộ hoạt động của hệ thống, đo lường hiệu quả của các biện pháp thực hiện và có kế hoạch khắc phục, nâng cấp hệ thống cho phù hợp với những thay đổi trong hoạt động của tổ chức.
Điều khoản 10 – Cải tiến hệ thống: Giữ vững nguyên tắc Kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động (P-D-C-A), tiêu chuẩn cũng đưa ra các yêu cầu đảm bảo Hệ thống ISMS không ngừng được cải tiến trong quá trình hoạt động. Gồm các quy định trong việc áp dụng các chính sách mới, các hoạt động khắc phục, phòng ngừa các điểm yếu đã xảy ra và tiềm tàng để đảm bảo hiệu quả của Hệ thống ISMS.
– Phụ lục A – Các mục tiêu và biện pháp kiểm soát: đưa ra 14 lĩnh vực kiểm soát nhằm cụ thể hóa các vấn đề mà tổ chức cần xem xét, thực hiện khi xây dựng và duy trì Hệ thống ISMS. Các lĩnh vực đưa ra xem xét bao gồm từ chính sách của lãnh đạo tổ chức, tới việc đảm bảo ATTT trong quản lý tài sản, nhân sự, các nguyên tắc căn bản để đảm bảo ATTT trong việc vận hành, phát triển, duy trì các hệ thống CNTT….
Các lĩnh vực kiểm soát của Phụ lục A Mỗi lĩnh vực kiểm soát lại được cụ thể hóa với các mục tiêu kiểm soát cần đạt được và các biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Các biện pháp kiểm soát này có thể được lựa chọn, loại bỏ hoặc bổ sung thêm để phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mỗi tổ chức. Tuy nhiên, các loại bỏ chỉ được chấp nhận khi tổ chức đưa ra các lý giải phù hợp.
LỢI ÍCH TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISMS
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào thì vấn đề tài sản thông tin cũng có giá trị vô cùng quý giá. Vì vậy, áp dụng ISO/IEC 27001 sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức bảo vệ tài sản thông tin hiệu quả hơn
Việc triển khai Hệ thống ISMS theo tiêu chuẩn ISO 27001:2013 sẽ giúp tổ chức đạt được các lợi ích sau:
ÁP DỤNG MÔ HÌNH PDCA ĐỂ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ISMS
THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ TƯ VẤN – CHỨNG NHẬN ISO/IEC 27001:2013
Thời gian thực hiện dự án tư vấn Chứng nhận phụ thuộc vào quy mô và phạm vi của doanh nghiệp, cụ thể:
- Khoảng 60 – 90 ngày đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
- Khoảng trên 90 ngày đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn (doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp có nhiều phòng ban với quy mô, chức năng khác nhau)
Thời gian cấp Giấy chứng nhận ISO/IEC 27001:2013
- Khoảng 7 – 10 ngày làm việc đối với tổ chức trong nước
- Khoảng 20 – 30 ngày làm việc đối với các tổ chức nước ngoài có dấu công nhận quốc tế
Chi phí tư vấn – chứng nhận liên hệ ngay Thiên Hà – 0981 504 057 để được báo giá cụ thể, phù hợp với quy mô doanh nghiệp dựa theo các tiêu chí:
- Lĩnh vực đăng ký
- Địa điểm sản xuất
- Số lượng nhân viên
LỰA CHỌN THIÊN HÀ CHO CHỨNG NHẬN ISO/IEC 27001:2013
- 15 năm kinh nghiệm
- 50 chuyên gia chính thức và cộng tác trên toàn quốc.
- Hơn 1000 khách hàng trên toàn quốc.
- 100% doanh nghiệp hợp tác đạt được giấy chứng nhận hợp pháp, có giá trị toàn cầu.
- Giúp lãnh đạo quản lý doanh nghiệp hiệu quả, chuyên nghiệp, nâng cao hiệu suất.
- Tiết kiệm chi phí tối đa cho khách hàng. Hỗ trợ công bố sản phẩm, công bố lưu hành.
- Chuyên viên hỗ trợ nhiệt tình, đồng hành sát sao và giải đáp mọi thắc mắc của doanh nghiệp.