Làm thế nào có được môi trường làm việc an toàn, vệ sinh, đảm bảo sức khỏe cho người lao động là mối quán tâm của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm cơ quan chính phủ, các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động, cộng đồng, chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp, người lao động… Để làm được việc đó cần thực hiện một tổng thể các biện pháp phối hợp chặt chẽ với nhau như xây dựng chính sách, pháp luật để tạo dựng hành lang pháp lý, cung cấp những hỗ trợ cần thiết để các doanh nghiệp đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động. Bên cạnh đó là các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, xây dựng các tiêu chuẩn, khuyến cáo về an toàn, vệ sinh lao động. Nhưng trách nhiệm lớn nhất vẫn thuộc về người sử dụng lao động. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 45001:2018 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO phát triển từ tiêu chuẩn OHSAS 18001 của Viện tiêu chuẩn Anh, vốn đã được áp dụng rộng rãi một cách thành công trên thế giới. Tiêu chuẩn này dựa trên các nguyên tắc và khuyến cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Tổ chức y tế thế giới (WHO) cộng với các kiến thức và kinh nghiệm quốc tế về quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp ở cấp độ doanh nghiệp. Đây là một lựa chọn tốt cho các tổ chức muốn có được một hệ thống quản lý giúp chủ động và thường xuyên tuân thủ yêu cầu pháp luật, đáp ứng và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động..
ISO 45001 LÀ GÌ?
Tiêu chuẩn ISO 45001 Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Các yêu cầu và hướng dẫn áp dụng do Ban kỹ thuật ISO/TC 283 Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp soạn thảo, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành vào tháng 03 – 2018. Đây là phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý ATSKNN do ISO xây dựng.
ISO 45001 được ban hành trên cơ sở tiếp nối thành công của việc áp dụng và phổ biến tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 được Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) ban hành, Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO muốn ban hành một Tiêu chuẩn Quốc tế về Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp để có thể phổ biến rộng hơn tiêu chuẩn này đến các nước và các lĩnh vực ngành nghề sản xuất đồng thời tiêu chuẩn này cũng dễ dàng tương thích với các Tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như ISO 9001:2015 (hệ thống quản lý chất lượng) và ISO 14001:2015 (Hệ thống quản lý môi trường).
ISO 45001 là một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, cung cấp các tiêu chí và khuôn khổ để cải thiện an toàn lao động, giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc và tạo điều kiện làm việc an toàn hơn. Tiêu chuẩn giúp tổ chức cung cấp một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho công nhân và những người khác, tránh trường hợp tử vong, tai nạn lao động liên quan và bệnh tật từ môi trường làm việc.
ĐỐI TƯỢNG CẦN ÁP DỤNG ISO 45001?
Tiêu chuẩn này dành cho tất cả các tổ chức. Bất kể tổ chức của bạn là:
- Doanh nghiệp nhỏ;
- Hoặc một tập đoàn toàn cầu;
- Một tổ chức phi lợi nhuận;
- Một tổ chức từ thiện;
- Một tổ chức đào tạo;
- Hoặc một tổ chức chính phủ,..
Miễn là tổ chức của bạn có những người làm việc hoặc những người có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức, thì việc áp dụng hệ thống để quản lý sức khỏe và an toàn sẽ mang lại lợi ích cho tổ chức đó.
LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ISO 45001
Khi áp dụng ISO 45001, tổ chức phải xác định, thực hiện, giám sát, đánh giá và thường xuyên cải tiến một loạt các hoạt động/quá trình có liên quan tới nhau một cách có hệ thống. Việc đó giúp đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người lao động, đáp ứng yêu cầu pháp luật và các yêu cầu có liên quan.
CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ISO 45001:2018 CÓ HIỆU QUẢ
Bộ khung chính trong Tiêu chuẩn ISO 45001 cũng tương tự ISO 9001 là theo nguyên lý cải tiến liên tục PDCA tức là Plan – Do – Check – Action (Lập kế hoạch – Thực hiện theo kế hoạch – Kiểm tra việc thực hiện có đúng theo hoạch định – Hành động đánh giá, cải tiến).
Dưới đây là một số bước tổ chức/doanh nghiệp có thể bắt đầu:
- Thực hiện phân tích bối cảnh của tổ chức/doanh nghiệp có liên quan đến OH&S (chẳng hạn như các bên quan tâm) cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tổ chức/doanh nghiệp mình.
- Thiết lập phạm vi của hệ thống, xem xét những gì tổ chức/doanh nghiệp muốn hệ thống quản lý của mình đạt được
- Đặt chính sách và mục tiêu OH&S của tổ chức/doanh nghiệp.
- Xác định khung thời gian mà tổ chức/doanh nghiệp muốn triển khau hệ thống của mình và lên kế hoạch làm thế nào để đạt được nó
- Xác định bất kỳ năng lực hoặc lỗ hỗng tài nguyên nào cẩn giải quyết trước khi tổ chức/doanh nghiệp có thể thực hiện.
Với hiện trạng về vấn đề an toàn lao động ở Việt Nam hiện nay thì việc áp dụng các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý như ISO 45001 là rất cần thiết và cấp bách. Để đánh giá, giám sát việc thực hiện có hiệu lực các yêu cầu của ISO 45001 có hiệu quả thì vai trờ của các tổ chức tư vấn – chứng nhận là rất quan trọng.
CÁC BƯỚC TƯ VẤN – CHỨNG NHẬN ISO 45001
BƯỚC 1: TƯ VẤN VÀ ĐỊNH HƯỚNG BAN ĐẦU
- Khảo sát hệ thống: Mô hình hóa hệ thống quản lý của công ty, xây dựng kế hoạch làm việc, thống nhất thời gian, tiến độ và phân công nhiệm vụ
- Đào tạo nhận thức, thấu hiếu các yêu cầu trong bộ Tiêu chuẩn ISO 45001
BƯỚC 2: KHẢO SÁT, GÓP Ý HỆ THỐNG TÀI LIỆU HIỆN CÓ VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG HỆ THỐNG TÀI LIỆU ISO 45001
- Lập cấu trúc của bộ tài liệu hệ thống quản lý theo Tiêu chuẩn ISO 45001 và xác định các tài liệu cần xây dựng (văn bản hóa)
- Xây dựng hệ thống tài liệu Tiêu chuẩn ISO 45001
- Hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý theo Tiêu chuẩn ISO 45001 cho cán bộ công nhân viên và các phòng ban liên quan
BƯỚC 3: ĐÁNH GIÁ, XEM XÉT HỆ THỐNG
- Đào tạo các nguyên tắc đánh giá nội bộ theo các yêu cầu của ISO 45001
- Thực hành đánh giá nội bộ
- Áp dụng các hành động khắc phục một cách toàn diện
- Thực hành cuộc họp xem xét của lãnh đạo các yêu cầu của ISO 45001
- Khắc phục và cải tiến hệ thống
BƯỚC 4: ĐÁNH GIÁ – CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
- Đăng ký chứng nhận
- Đánh giá của cơ quan chứng nhận
- Hướng dẫn khắc phục và cải tiến sau đánh giá chứng nhận (nếu có)
THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ TƯ VẤN – CHỨNG NHẬN ISO 45001
Thời gian thực hiện dự án tư vấn Tiêu chuẩn ISO 45001 phụ thuộc vào quy mô và phạm vi của doanh nghiệp, cụ thể:
- Khoảng 30 – 90 ngày đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
- Khoảng trên 90 ngày đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn (doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp có nhiều phòng ban với quy mô, chức năng khác nhau)
Thời gian cấp Giấy chứng nhận Tiêu chuẩn ISO 45001
- Khoảng 7 – 10 ngày làm việc đối với tổ chức trong nước
- Khoảng 20 – 30 ngày làm việc đối với các tổ chức nước ngoài có dấu công nhận quốc tế
Chi phí tư vấn – chứng nhận liên hệ ngay Thiên Hà 0981 504 057 để được báo giá cụ thể, phù hợp với quy mô doanh nghiệp dựa theo các tiêu chí:
- Lĩnh vực đăng ký
- Địa điểm sản xuất
- Số lượng nhân viên
ƯU ĐIỂM DỊCH VỤ CỦA THIÊN HÀ
- Dịch vụ Tư vấn – Chứng nhận: Luôn luôn đặt uy tÍn và trách nhiệm lên hàng đầu. Hỗ trợ kỹ càng, nhanh chóng và phù hợp với từng nhu cầu của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất.
- Năng lực của Thiên Hà: Tập trung đội ngũ chuyên gia tư vấn, chuyên gia kỹ thuật được đào tạo chuyên sâu, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực năng suất, chất lượng (ISO 9001, GMP, ISO 14001, ISO 45001, BRC, BSCI, Sedec – SMETA, …).
- Mạng lưới liên kết: Thiên Hà là đối tác hàng đầu, xây dựng được mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp, các tổ chức chứng nhận trong và ngoài nước.