KIỂM NGHIỆM VÀ CÔNG BỐ THỰC PHẨM
Trong quá trình dỡ bỏ các rào cản hành chính cho phép thương mại và đầu tư hiệu quả, các công ty tham gia vào ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam cần đề cao ý thức về tác hại của thực phẩm kém chất lượng. Nhu cầu về các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao và đáng tin cậy ngày càng gia tăng khi thị trường tiếp tục phát triển và những vụ bê bối về an toàn thực phẩm có thể gây thiệt hại nặng nề đến danh tiếng của thương hiệu. Doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp thực phẩm phải tuân thủ và nắm rõ các yêu cầu của Chính phủ về an toàn thực phẩm. Bài viết sau đây cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin cần thiết về công bố chất lượng an toàn thực phẩm – thủ tục bắt buộc để hàng hóa được lưu thông trên thị trường.
CÔNG BỐ SẢN PHẨM LÀ GÌ?
Công bố sản phẩm là khai báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền biết về chất lượng hàng hóa, mà doanh nghiệp hay tổ chức cá nhân sản xuất ra hàng hóa đó, hay sản phẩm nhập khẩu từ bên nước ngoài về Việt Nam để có trong tay giấy phép lưu hành sản phẩm trên thị trường. Công bố sản phẩm được chia thành hai loại đó là, công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định.
KIỂM NGHIỆM CÔNG BỐ THỰC PHẨM
Sản phẩm cần được kiểm nghiệm để đăng ký công bố thực phẩm
Trong nghị định số 15/2018/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành có nêu rõ những nhóm thực phẩm cần được đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm với cơ quan chức năng nhà nước trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ bao gồm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Thực phẩm nằm trong danh sách chế độ ăn đặc biệt
- Thực phẩm dinh dưỡng y học
- Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi
- Các chất phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới hay chất phụ gia không nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng với đối tượng mà Bộ Y tế đã quy định.
Sản phẩm cần được kiểm nghiệm để tự công bố
Ngoài những nhóm thực phẩm bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng kể trên, một số nhóm thực phẩm sẽ được phép tự công bố, tức là doanh nghiệp tự do công bố với cơ quan có thẩm quyền mà không có sự bắt buộc của nhà nước. Cụ thể như:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Dụng cụ chứa, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- Sản phẩm, nguyên liệu trong sản xuất, xuất nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất nội bộ mà không tiêu thụ ra bên ngoài hoặc để sản xuất gia công hàng xuất khẩu.
Lưu ý, các sản phẩm chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất sử dụng trong nội bộ, không tiêu thụ ra thị trường bên ngoài được miễn thực hiện tự công bố.
TẠI SAO PHẢI CÔNG BỐ THỰC PHẨM?
Việc công bố thực phẩm không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là giúp cơ quan chức năng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng mà còn đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều cơ hội mới.
Thực hiện công bố sản phẩm thực phẩm là bước đầu tiên giúp doanh nghiệp lưu thông, đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng, thúc đẩy kinh doanh và là nguồn lực để duy trì tổ chức. Đây cũng là bằng chứng chứng minh sự tuân thủ pháp luật và các quy định của doanh nghiệp trước các cơ quan chức năng, đoàn kiểm tra của ban, ngành trong quá trình hậu kiểm, thanh tra – kiểm tra nhà nước.
Công bố chất lượng thực phẩm cũng là cơ sở cho khách hàng đặt niềm tin vào sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, gia tăng uy tín trên thị trường và là lợi thế cạnh tranh đối với những đối thủ chưa đăng ký công bố với sản phẩm cùng loại.
Bên cạnh đó, thông qua việc khẳng định chất lượng thực phẩm sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cũng có cơ hội mở rộng thị trường, tiếp xúc gần hơn với cơ hội phát triển mới ở thị trường quốc tế.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN CÔNG BỐ THỰC PHẨM
Để công bố an toàn thực phẩm thành công, các tổ chức, cá nhân cần có sự chuẩn bị thật chu đáo, cẩn thận. Dưới đây là một số lưu ý có thể giúp ích cho doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động công bố thực phẩm của mình để có được giấy công bố an toàn thực phẩm:
- Trước khi thực hiện hoạt động tự công bố, cá nhân hoặc tổ chức cần làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm để tránh các đối tượng cạnh tranh không lành mạnh chủ đích xâm phạm nhãn hiệu nếu chưa được bảo hộ. Điều này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và các cơ quan chức năng.
- Doanh nghiệp cần kiểm nghiệm sản phẩm trước khi chuẩn bị hồ sơ công bố: Kiểm nghiệm sản phẩm là việc các tổ chức, cá nhân đem mẫu sản phẩm cần công bố đến các phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước để phân tích, kiểm tra về chất lượng sản phẩm. Việc kiểm nghiệm sản phẩm giúp kiểm tra được chính xác các chất có trong sản phẩm và tỷ lệ của chúng, trong đó có chứa các chất cấm hay không, một số chất đặc biệt có vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của Bộ y tế hay không.
Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm chỉ có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày kiểm nghiệm đến thời điểm nộp hồ sơ công bố, nếu quá 12 tháng thì cần thực hiện kiểm nghiệm lại.
THIÊN HÀ HỖ TRỢ KIỂM NGHIỆM VÀ CÔNG BỐ THỰC PHẨM
Với kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, THIÊN HÀ đã xây dựng và thực hiện hàng nghìn cuộc đánh giá Hệ thống quản lý và Thực hành sản xuất tốt trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam cũng như quốc tế. Ở lĩnh vực thực phẩm, THIÊN HÀ không chỉ hỗ trợ khách hàng công bố thực phẩm mà còn đào tạo, xây dựng áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng, Thực hành sản xuất tốt mỹ phẩm – dược phẩm, kiểm soát các mối nguy trong quá trình sản xuất… Bên cạnh đó, THIÊN HÀ – trong quá trình đóng góp nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm quốc gia của mình – chúng tôi hỗ trợ giúp doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm.
Quý doanh nghiệp có thể tham khảo thêm về quy trình hỗ trợ của THIÊN HÀ:
– Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng xin công bố thực phẩm
– Xem xét yêu cầu, tài liệu hồ sơ hiện trạng của doanh nghiệp
– Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với quy định pháp luật hiện hành
– Hướng dẫn xây dựng hồ sơ tự công bố sản phẩm; Xây dựng và tối ưu hồ sơ tự công bố
– Nộp hồ sơ nên cơ quan nhà nước
Liên hệ ngay Thiên Hà – 0981 504 057 để được báo giá cụ thể