CE Marking

Tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu EU thì việc chứng nhận CE Marking được coi như “hộ chiếu thương mại” để sản phẩm lưu thông trong thị trường EU. Hiện nay, rất nhiều nhà sản xuất bị hải quan EU tịch thu như là hàng xấu hoặc bị trả lại vì không có CE Marking.

CE LÀ GÌ? CE MARKING LÀ GÌ? CHỨNG NHẬN CE LÀ GÌ?

CE là tên viết tắt của cụm từ Conformité Européenne xuất phát từ tiếng Pháp.

Ký hiệu CE được đưa ra vào năm 1985 bởi một nghị quyết của Hội đồng EC. Nghị quyết nhằm giúp giảm rào cản kỹ thuật trong thương mại trong các nước thuộc EU. Tiêu chuẩn CE phù hợp với quy tắc và kỹ thuật ở các nước công nghiệp tiên tiến và các nước khác trong khối.  Dựa vào đó các nước có tiêu chuẩn để kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng sản phẩm của nhau trong khối EU  thông qua các chính sách chung.

CE Marking bắt buộc đối với nhiều sản phẩm và cho biết:

  • Các nhà sản xuất kiểm tra sản phẩm đã đáp ứng đủ yêu cầu EU về môi trường, an toàn và sức khỏe.
  • Chứng tỏ sản phẩm tuân thủ luật pháp EU.
  • Cho phép vận chuyển sản phẩm tự do trong thị trường Châu Âu.

Tuy nhiên không phải tổ chức nào cũng có thể cấp được chứng nhận CE Marking. Tổ chức được cấp giấy chứng nhận CE Marking phải được Uỷ ban Châu Âu cấp phép mã số Notified Body với phạm vi được công nhận, và được hiển thị thông tin trên trang web của Uỷ ban Châu Âu http://ec.europa.eu/ . Nếu sử dụng giấy chứng nhận CE Marking fake hoặc không được công nhận, sản phẩm sẽ bị trả về do không đảm bảo theo yêu cầu EU và thiếu các hồ sơ kỹ thuật liên quan.

CẤP CHỨNG NHẬN CE QUỐC TẾ – Quốc gia yêu cầu bắt buộc CE Marking

Ký hiệu CE là bắt buộc  phải có trên các sản phẩm, được xuất khẩu và dùng tại 28 nước EU và ở cả các nước thuộc Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA) Iceland, Liechtenstein, Thổ Nhĩ Kỳ và Na Uy.  

CÁC THIẾT BỊ BẮT BUỘC PHẢI ĐẠT CHUẨN CE

Theo Luật của cộng đồng chung Châu Âu những sản phẩm về điện tử đều phải mang dấu CE mới được lưu thông trên thị trường. Dưới đây là danh sách những sản phẩm phải có dấu CE mới được phép lưu thông và tiêu dùng.

CE Marking là bắt buộc nhưng chỉ với những sản phẩm nằm trong phạm vi của một hoặc nhiều Chỉ thị yêu cầu. Không phải tất cả các sản phẩm đều phải bắt buộc mang dấu CE.

CE Marking không yêu cầu với những mặt hàng:

  • Hóa chất
  • Dệt may
  • Thực phẩm

Nhà sản xuất thực hiện CE Marking phải có trách nhiệm:

  • Thực hiện kiểm tra hợp chuẩn.
  • Xây dựng hồ sơ kỹ thuật (TCF).
  • Tuyên bố Hợp chuẩn EC và Chứng nhận CE Marking.
  • Gắn nhãn CE.

Nếu là nhà phân phối, bạn phải kiểm tra cả chứng nhận CE Marking và tài liệu hồ sơ kỹ thuật (TCF) có đầy đủ không.

LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN CE

  • Chứng nhận CE và gắn dấu CE là tấm thẻ bài để lưu hành sản phẩm trong thị trường châu Âu. Do đó nếu doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm sang châu Âu thì cần có CE Marking
  • Khẳng định độ an toàn, chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng. Dấu CE được coi như “Biểu tượng của chất lượng sản phẩm” giúp nâng cao thương hiệu, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm

  • Doanh nghiệp có được dấu CE giúp nâng cao thương hiệu, tạo thế mạnh cạnh tranh trong môi trường kinh doanh .
  • Góp phần làm tăng doanh thu, giải quyết được vấn đề việc làm cho nhiều người, tăng giá trị xuất khẩu cho quốc gia

QUY ĐỊNH GẮN DẤU CE

Việc dán nhãn CE lên sản phẩm cũng được Liên minh Châu Âu (EU) quy định nghiêm ngặt. Với mỗi sản phẩm khác nhau quy định về việc dán nhãn cũng sẽ khác nhau. Các quy định chung như sau:

  • Kích thước của biểu tượng dấu “CE” khi tăng hay giảm thì tỷ lệ vẫn phải được giữ nguyên
  • Dấu “CE” được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước không được nhỏ hơn 5mm
  • Dấu “CE” phải đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất.

Tuy nhiên, dấu hiệu CE hiên nay xuất hiện khá nhiều trên những thiết bị Trung Quốc. Dấu hiệu này có phải các sản phẩm Trung Quốc cũng đạt chất lượng tiêu chuẩn Châu Âu?

CE Châu Âu Và CE giả của Trung Quốc

Thực ra CE  (China Export) của Trung Quốc có nghĩa là sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc và Trung Quốc xuất khẩu. Sự giống nhau này không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nó thể hiện cách tiếp cận tích cực và được sử dụng để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng châu Âu. Dấu xuất khẩu Trung Quốc không được đăng ký, nó KHÔNG xác nhận kết quả thử nghiệm và được các nhà sản xuất Trung Quốc đặt tùy ý. 

THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ TƯ VẤN – CHỨNG NHẬN CE MARKING

Thời gian thực hiện dự án tư vấn Chứng nhận CE Marking phụ thuộc vào quy mô và phạm vi của doanh nghiệp

Thời gian cấp Giấy chứng nhận CE Marking

  • Phụ thuộc thời gian thử nghiệm thoe từng loại sản phẩm
  • Khoảng 20 – 30 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thử nghiệm sản phẩm

Chi phí tư vấn – chứng nhận CE Marking liên hệ ngay Thiên Hà – 0981 504 057 để được báo giá cụ thể dựa theo các tiêu chí:

  • Loại sản phẩm
  • Số lượng model sản phẩm

LỰA CHỌN THIÊN HÀ CHO CHỨNG NHẬN CE

  • 15 năm kinh nghiệm
  • 50 chuyên gia chính thức và cộng tác trên toàn quốc.
  • Hơn 1000 khách hàng trên toàn quốc.
  • 100% doanh nghiệp hợp tác đạt được giấy chứng nhận hợp pháp, có giá trị toàn cầu.
  • Giúp lãnh đạo quản lý doanh nghiệp hiệu quả, chuyên nghiệp, nâng cao hiệu suất.
  • Tiết kiệm chi phí tối đa cho khách hàng. Hỗ trợ công bố sản phẩm, công bố lưu hành.
  • Chuyên viên hỗ trợ nhiệt tình, đồng hành sát sao và giải đáp mọi thắc mắc của doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0981 504 057
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon